Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày

03:39' CH - Thứ năm, 25/05/2017
Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày

Những người bị đau dạ dày trong thời gian lâu thường phải đau đầu vì những tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày. Vậy làm thế nào giảm thiểu các tác dụng phụ đó ?

Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày nhóm kháng acid (antacid)

Hiện nay có nhiều loại thuốc gốc antacid dùng để chữa đau dạ dày. Một loại thuốc đau dạ dày antacid lý tưởng phải mạnh để trung hòa acid dạ dày, mùi vị dễ uống, giảm thiểu khả năng hấp thu vào máu qua thành ruột và đặc biệt là ít tác dụng phụ.

Theo các bác sĩ thì: Bicarbonat natri và canci carbonat là các antacid tác dụng nhanh mạnh nhưng có khả năng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều natri. Đồng thời nó làm tăng tiết gastrin dẫn đến HCl lại được tiết nhiều hơn trước. Canci carbonat cũng có những tác dụng phụ tương tự như Bicarbonat. Do đó, các thuốc này hầu như không còn được sử dụng trong điều trị.

Hydroxit thì gây nguy cơ cạn kiệt phosphate khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn…

Hydroxit magie có thể làm bệnh nhân đi ngoài phân lỏng và đặc biệt không dùng cho các bệnh nhân có bệnh liên quan đến thận.

Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày nhóm kháng thụ thể H2 của histamin

Cimetidin là thế hệ đầu tiên của thuốc kháng H2 thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh. Tuy nhiên lại để lại các tác dụng phụ như: rối loạn tinh thần đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân suy thận, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, tăng nhẹ men gan, vú to, liệt dương...

Sau cimetidin là Ranitidin, đây thế hệ thứ hai của thuốc đau dạ dày có cùng gốc. Thuốc này gây giảm tiết dịch vị gấp 5 – 10 lần cimetidin khi sử dụng cùng liều. Thuốc trị nhanh các triệu chứng của bệnh nhưng dễ tái phát: tỷ lệ tái phát là 50% trong vòng 6 tháng và 85% tái phát sau 1 năm. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn cimetidin nhưng vẫn có:nhức đầu, chóng mặt, ngứa.

Các thuốc đau dạ dày thế hệ 3 là (nizatidin) và thế hệ 4 là (famotidin) có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều.

Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày nhóm ức chế bơm proton

Theo các bác sĩ Omeprazole là thuốc đau dạ dày có thể làm giảm các triệu chứng lâm sàng nhanh chóng. Tuy nhiên lại để lại nhiều tác dụng phụ như: Các tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón, đau đầu.

Thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai là Lansoprazole, có tác dụng làm liền các vết loét tốt. Tác dụng phụ ít gặp hơn nhưng vẫn còn chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa.

Thuốc thế hệ thứ 3 trong nhóm này là Pantoprazole. Thuốc hấp thụ tốt, liên vết loét nhanh và ít tác dụng.

Thuốc thế hệ thứ 4 trong nhóm này là Rabeprazole đến thế hệ này thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn omeprazole 2 – 10 lần. Có khả năng kiểm soát acid nhanh mạnh: ngay trong ngày đầu đã chế tiết acid tới 88%. Tuy nhiên các tác dụng phụ thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu...

Thuốc thế hệ thứ 5 là Esomeprazole có tác dụng ức chế acid kéo dài, thuốc ít tác dụng phụ nhưng vẫn còn các biểu hiện nhẹ của: nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.

Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày nhóm băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày

Theo các bác sĩ chuyên khoa Sucralfat được kê đơn trong trường hợp trào ngược dịch mật. Tác dụng phụ là: gây táo bón, giảm hấp thu tetracycline, phenytonin... và không dùng cho người suy thận.

Bismuth dạng keo là một kim loại nặng là thuốc đau dạ dày khá hiệu quả. Tuy nhiên nếu sử dụng liều cao kéo dài gây ra hội chứng não bismuth và từ đó đã có khuyến cáo không nên dùng loại thuốc này nữa. Tuy nhiên từ khi phát hiện bismuth có khả năng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), người ta tái sử dụng nó để điều trị loét tiêu hóa dưới các dạng keo hữu cơ. Thuốc hầu như không có tác dụng phụ nếu sử dụng liều ngắn hạn.

Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày nhóm kháng sinh diệt HP

Amoxicilline là gốc thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị đau dạ dày có khuẩn HP. Thuốc cho hiệu quả cao và hầu như không có hiện tượng kháng thuốc. Ưu điểm nổi bật là tác dụng phụ ít một số trường hợp có thể gặp đi ngoài, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn...

Metronidazol và tinidazol: là nhóm thuốc kháng sinh diệt HP hiệu quả cao thuộc nhóm 5 nitroimidazol. Tác dụng phụ của metronidazol khi dùng ngắn ngày có thể là: buồn nôn, đi ngoài, dị ứng dùng dài ngày có thể bị giảm cảm giác.

Người dùng các loại thuốc đau dạ dày tá tràng tràng có thể gặp phải các tác dụng phụ như chung như: sôi bụng, khô miệng, chán ăn, giảm ham muốn,… gây ra cảm giác khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Vậy làm thế nào để khắc phục và giảm bớt tác dụng phụ của thuốc ? bạn cùng tham khảo các biện pháp dưới đây nhé :

Tác dụng phụ thường gặp của dùng thuốc đau dạ dày - sôi bụng

Đó là cảm giác thấy bụng khó chịu có tiếng sôi thậm chí là bụng sôi “òng ọc” do tác dụng phụ khi dùng thuốc đau dạ dày quá lâu.Cách khắc phục: tránh uống thuốc gần trước và sau bữa ăn. Thời điểm uống thuốc thích hợp nhất là uống xen kẽ giữa hai bữa ăn khi bụng còn đói. Đồng thời tránh ăn các loại thực phẩm như trứng sữa hoặc rau củ nhiều xơ, dưa cà muối vì chúng có thể gây tăng nhu động ruột gây sôi bụng khó chịu.

Tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày hiếm gặp: khô miệng

Đây là tác dụng phụ có thể thường gặp phải khi dùng thuốc đau dạ dày đó là khô miệng. Nguyên nhân là trong các loại thuốc đau dạ dày được kê để điều trị bệnh có tác dụng ức chế tiết acid trong dạ dày đồng thời cũng ức chế luôn sự tiết dịch tiêu hoá. Đồng thời ở các cơ quan khác như tụy, tuyến nước bọt, tạo cảm bị rối loạn gây cảm giác khô miệng. Biểu hiện là: luôn cảm thấy miệng bị khô không có nước bọt và cảm thấy khát nước. Giải pháp trong trường hợp này là uống nước thường xuyên, ăn các loại thực phẩm nhiều nước, ăn trái cây giàu vitamin và nhiều nước như: cam, quýt, bưởi…

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,